Mảnh đá vô giá này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về hoạt động địa chất của Mặt Trăng.

“Mảnh đá quý” được tàu vũ trụ Hằng Nga 6 mang về Trái Đất

Tàu vũ trụ Hằng Nga 6 của Trung Quốc đã mang về Trái Đất 108 mẫu vật từ “mặt tối” của Mặt Trăng. Trong đó, có một mảnh đá bazan đặc biệt, khoảng 4-4,2 tỷ năm tuổi, là mẫu bazan Mặt Trăng lâu đời nhất mà nhân loại sở hữu. (Ảnh: Muhan yang)

Mảnh đá này chỉ nặng 1,935.3g và chỉ ra rằng hoạt động núi lửa ở phía xa Mặt Trăng kéo dài ít nhất 1,4 tỷ năm, với hai giai đoạn phun trào núi lửa khác nhau.(Ảnh: Báo Người lao động)

Sứ mệnh Hằng Nga 6 cung cấp hàng loạt dữ liệu quan trọng và thực tiễn về mặt kỹ thuật, giúp thúc đẩy tham vọng chinh phục Mặt trăng của Trung Quốc.(Ảnh: BBC Sky at Night Magazine)

Sứ mệnh Hằng Nga 6 được phóng thành công vào ngày 3/5/2024, bao gồm một tàu quỹ đạo và ba tàu nhỏ khác: tàu đổ bộ, tàu chuyển mẫu vật và tàu trả mẫu vật về Trái Đất.(Ảnh: China Daily)

Nhiệm vụ của tàu thăm dò này là lấy một số mẫu đất và đá ở vùng tối của Mặt Trăng để mang về Trái đất phục vụ cho công tác nghiên cứu. Đồng thời, Hằng Nga 6 cũng sẽ nỗ lực thực hiện một số thí nghiệm ngay trên Mặt Trăng.(Ảnh: SpaceNews)

Các nhà khoa học và kỹ sư đang tiếp tục lên kế hoạch cho những sứ mệnh tiếp theo, nhằm không ngừng khám phá và khai thác tiềm năng của Mặt Trăng và các thiên thể khác.(Ảnh: European Space Agency)

Điều này không chỉ giúp mở rộng hiểu biết của chúng ta về vũ trụ mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển của công nghệ không gian và kinh tế vũ trụ trong tương lai.(Ảnh: Space)